Lễ hội đèn lồng Trung Quốc

Thảo luận trong 'Bằng cấp - Chứng chỉ' bắt đầu bởi chaucaphu, 4/4/19.

  1. chaucaphu
    Offline

    chaucaphu Expired VIP

    Đèn lồng là một trong những hình ảnh đặc trưng không chỉ tại các dịp lễ hội ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác. Chúng không chỉ thể hiện tài năng thẩm mỹ, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho không khí lễ hội và sự đoàn tụ.

    Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.


    1. Lịch sử và truyền thuyết về đèn lồng

    Theo sử sách Trung Quốc, lễ hội đèn lồng bắt nguồn khoảng từ năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 25 sau Công nguyên. Thời ấy, đạo Phật tại Trung Quốc rất phát triển. Vào ngày trăng tròn của tháng âm lịch đầu tiên trong năm mới, các nhà sư thường thắp đèn lồng để cầu nguyện Phật. Một vị vua sùng đạo Phật thấy vậy cũng đã ra lệnh thắp sáng đèn lồng trong cung điện và các đền thờ để tỏ lòng tôn kính Phật. Về sau, truyền thống trên đã phát triển thành một lễ hội lớn trong dân chúng.


    Về truyền thuyết đèn rồng, được lưu truyền rỗng rãi nhất nhất có hai truyền thuyết:

    v Truyền thuyết 1

    Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một thiên binh thiên tướng thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

    Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.


    v Truyền thuyết 2

    Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn.

    Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15.

    Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai hay biết.


    2. Địa điểm du lịch Trung Quốc lý tưởng trong ngày hội đèn lồng Trung Quốc

    2.1 Lễ hội đèn lồng Yu Garden (Thượng Hải)

    Là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, lễ hội đèn lồng Yu Garden tại Thượng Hải đã được tổ chức trong 20 năm. Lễ hội này tập trung vào sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và kỹ thuật hiện đại. Sự kiện này ngày càng trở nên thu hút người dân cả già lẫn trẻ trong cả nước.


    2.2 Lễ hội đèn lồng Tự Cống

    Đây cũng là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, có truyền thống lâu đời từ triều đại nhà Đường (năm 618-907). Sự kiện này nổi tiếng với số lượng đèn lồng rất lớn cũng như kỹ thuật làm đèn cũng rất đặc biệt.


    2.3 Lễ hội đèn lồng Litchi Bay

    Lễ hội này được tổ chức tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông bắt đầu từ ngày 31/12/2013. Sự kiện này gồm có 36 loại đèn lồng khác nhau được trưng bày dọc theo bờ sông Litchi Bay. Đồng thời, những nét văn hóa truyền thống và đời sống của người dân địa phương cũng được thể hiện trong lễ hội.


    2.4 Lễ hội đèn lồng Qinhuai (Nam Kinh)

    Lễ hội Qinhuai có một lịch sử lâu đời kéo dài suốt hơn 1.000 năm qua. Phong cách hiện đại của lễ hội bắt đầu vào năm 1985, và đó là lần thứ 28 lễ hội này được tổ chức. Đây là một sự kiện văn hóa dân gian trong khu vực thành phố Nam Kinh, được tổ chức từ lễ hội mùa Xuân đến lễ hội đèn lồng hàng năm.


    2.5 Lễ hội đèn lồng Shengjing (Thẩm Dương)

    Lễ hội đèn lồng Shengjing tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bắt nguồn từ thời cuối triều đại nhà Thanh (năm 1644-1911). Năm nay, có hơn 20.000 chiếc đèn lồng được giới thiệu tại lễ hội, và tất cả đều được tạo nên bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống – làm bằng tay


    2.6 Lễ hội đèn lồng Tây An

    Lễ hội đèn lồng Tây An được tổ chức tại Tang Paradise, một công viên có kiến trúc và bối cảnh lịch sử từ triều đại nhà Đường ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây.


    2.7 Lễ hội đèn lồng Baotu Spring

    Lễ hội đèn lồng này đưa người tham gia trở về với triều đại nhà Đường. Sự kiện được tổ chức tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông bắt đầu từ năm 1965.


    Ngoài tết Nguyên Đán, bạn còn có thể bắt gặp thời điểm phố phường đầy ắp đèn lồng, trẻ em cầm đèn lồng dạo chơi trên đường trong dịp tết Trung Thu ở Trung Quốc.
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)